TẠO MÔI TRƯỜNG HỌC VÀ THỰC HÀNH TIẾNG ANH Ở TIỂU HỌC

          Môn Tiếng Anh có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay của đất nước, trong  xu thế hội nhập toàn cầu hoá, cả thế giới là một ngôi nhà chung. Vì vậy, Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chung và được xem là ngôn ngữ quốc tế. Xuất phát từ tầm quan trọng và nhu cầu thực tế ở Việt Nam những năm gần đây môn Tiếng Anh không chỉ được ngành giáo dục quan tâm mà đây là sự quan tâm chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội.  Để nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn tiếng Anh nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế Đảng, nhà nước và các bộ ngành luôn có những chính sách bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng Anh, thực hiện thay đổi chương trình dạy học, thay đổi sách giáo khoa theo “Đề án ngoại ngữ 2020” và học sinh đuợc học ngoại ngữ theo hệ 10 năm, tăng số tiết học tiếng Anh từ 2 tiết lên 4 tiết trên tuần, khuyến khích cho học sinh làm quen tiếng Anh từ lớp 1.

Việc quan tâm đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ ngay từ bậc tiểu học bởi vì bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh . Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học cung cấp những tri thức ban đầu và những nhận thức về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài. Bản chất của ngôn ngữ là để giao tiếp và sử dụng vào thực tế. Vậy làm sao để nâng cao hiệu quả việc sử dụng ngoại ngữ vào giao tiếp?

 Điều này cần phải có chương trình và phương pháp dạy học phù hợp. Việc thay đổi tư duy, phương pháp dạy học là một điều thiết yếu và cấp bách, đặc biệt đối với học sinh ở bậc tiểu học.

Xuất phát từ  đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học:

           - Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể của học sinh đang trong thời kỳ thay đổi hay nói cụ thể là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện. Vì thế, sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên  các em không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ nhàm chán làm cho các em học sinh  không tập trung được và không muốn học .

           - Học sinh tiểu học rất hào hứng và thích tiếp xúc với một sự vật, một hiện tượng nào đó, nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.

           - Học sinh tiểu học thường hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em lại chóng chán. Do vậy, trong dạy học giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp, thay đổi hoạt động, sử dụng nhiều đồ dùng dạy học trực quan, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ...để củng cố khắc sâu kiến thức.

          Từ đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh và thực tế thì việc dạy học ngoại ngữ hiệu quả chưa thực sự cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Học sinh còn ngại học môn ngoại ngữ - Tiếng Anh, các em tâm lý còn nặng nề thậm chí còn sợ học môn tiếng Anh. Các em còn rụt rè, e thẹn và lúng túng khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân sâu xa là gì? Tôi cho rằng môi trường ngôn ngữ, môi trường học tiếng Anh và thực hành tiếng Anh là một nguyên nhân căn bản tạo ra điều đó. Chính vì vậy mà việc Tạo môi trường học và thực hành Tiếng Anh ở trường Tiểu học giúp học sinh tiểu học nói chung, học sinh trường tiểu học Khánh Nhạc B nói riêng mạnh dạn, tự tin và hứng thú, đam mê hơn với môn học tiếng Anh.

          Từ việc nhận ra những hạn chế của những hoạt động dạy và học thường làm trước đây tạo ra những giờ học chưa đạt hiệu quả cao, học sinh nhàm chán, thiếu hứng thú dần với môn học chúng tôi đã phải suy nghĩ, tìm tòi học hỏi và tìm ra những giải pháp nhằm tạo ra sự hứng thú và niềm đam mê đối với môn học. Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích môn học tiếng Anh, làm thế nào để học sinh không sợ phải nói Tiếng Anh, làm thế nào để học sinh luôn mong đợi được đến tiết học tiếng Anh? Học sinh có yêu môn học thì các em mới có hứng thú học và học mới có hiệu quả. Môi trường học tiếng Anh là điều những giáo viên nghĩ tới đầu tiên và rất quan trọng để nâng cao hiệu quả việc học và thực hành giao tiếp. Để tạo cho các em được học và thực hành tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi và học một cách chủ động, nhẹ nhàng và tự nhiên.


LIÊN KẾT WEBSITE
  THỐNG KÊ
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay349
  • Tháng hiện tại4,336
  • Tổng lượt truy cập1,096,421
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây