UBND HUYỆN DIỄN CHÂU
TRƯỜNG TIỂU HỌC DIỄN TÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: /KH-THDT |
Diễn Tân, ngày 29 tháng 8 năm 2024 |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2024 - 2025
I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Căn cứ Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đổi mới chương trình, SGK phổ thông”;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Căn cứ Quyết định số 2045/QĐ-BGDĐT Ngày 01/8/2024, quy định Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Căn cứ Công văn số 3898/BGDĐT-GDTH ngày 30/7/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025;
Căn cứ Công văn số 1841/SGDĐT-GDTH ngày 21/8/2024 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025;
Công văn số 739/PGD&ĐT của Phòng GD&ĐT Diễn Châu ngày 29/8/ 2024 V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, trường tiểu học Diễn Tân đề ra kế hoạch hoạt động giáo dục năm học 2024 - 2025 như sau:
II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM HỌC 2024-2025
1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.
Trường Tiểu học Diễn Tân được thành lập từ năm 1994 sau khi tách ra từ trường PTCS cấp 1-2 xã Diễn Tân, trường được đóng trên địa bàn xóm 5 xã Diễn Tân – huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An; là trường hạng 2, có 26 lớp với 938 học sinh; là đơn vị nằm ở gần trung tâm của huyện Diễn Châu với tổng diện tích đất tự nhiên là 5,004ha. Dân số có 8772 nhân khẩu , 2112 hộ phân bố trên 9 xóm trong đó có 4 xóm giáo (2 xóm toàn tòng). Nhân dân xã Diễn Tân vốn có truyền thống hiếu học, nhiều dòng họ văn hóa. Trong những năm qua, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc xây dựng cở sở vật chất và các điều kiện dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn Quốc gia mức độ 1. Đại bộ phận các bậc phụ huynh luôn quan tâm tạo mọi điều kiện để con em được học tập trong môi trường tốt nhất. Đa số các em học sinh chăm ngoan, luôn có ý thức học tập và rèn luyện tốt, có kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp tốt.
Diễn Tân có hệ thống giáo dục từ bậc Mầm non đến THCS gồm 3 trường học: 1 trường Mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS đóng trên địa bàn.
2. Đặc điểm tình hình nhà trường
2.1. Học sinh
TOÀN TRƯỜNG
|
TỔNG SỐ |
TRONG ĐÓ
|
KHỐI 1 |
KHỐI 2 |
KHỐI 3 |
KHỐI 4 |
KHỐI 5 |
Số lớp: |
26 |
5 |
6 |
5 |
5 |
5 |
Số học sinh: |
936 |
165 |
219 |
195 |
184 |
173 |
Trong đó: - Nữ |
460 |
83 |
102 |
14 |
93 |
78 |
- HS trái tuyến |
27 |
10 |
8 |
5 |
8 |
3 |
- Khuyết tật |
3 |
0 |
0 |
1 |
1 |
1 |
- HS thuộc hộ nghèo |
14 |
2 |
4 |
2 |
4 |
2 |
- HS thuộc hộ cận nghèo |
30 |
8 |
10 |
0 |
4 |
8 |
- Lưu ban |
01 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
2.2. Tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý
:
Cán bộ - GV- GV |
Tổng số |
Nữ |
Đảng |
Trong đó |
BC |
HĐH |
HĐT |
Trình đô |
Xếp loại CM |
Th.Sĩ |
ĐH |
CĐ |
TC |
Giỏi QG |
Giỏi Tỉnh |
Giỏi huyện |
Giỏi trường
|
Tổng số:
|
39 |
31 |
23 |
2 |
34 |
3 |
0 |
0 |
4 |
23 |
35 |
36 |
0 |
3 |
Quản lí |
2 |
1 |
2 |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
2 |
2 |
0 |
0 |
Giáo viên |
35 |
28 |
20 |
01 |
31 |
3 |
0 |
0 |
3 |
26 |
33 |
32 |
0 |
3 |
+Nhạc- MT |
3 |
1 |
1 |
0 |
3 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3 |
3 |
3 |
0 |
0 |
+ Tin học |
1 |
0 |
0 |
|
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
+Ngoại ngữ |
3 |
3 |
2 |
0 |
2 |
1 |
0 |
0 |
2 |
2 |
2 |
2 |
0 |
1 |
+Thể dục |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
1 |
0 |
0 |
+ TPT |
1 |
1 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
1 |
0 |
0 |
-TV-TB,VP |
1 |
1 |
1 |
|
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, cơ sở vật chất :
Tổng diện tích khuôn viên: 6553,1 m
2. Diện tích bình quân: 7,01 m
2/HS
Trong đó:
+ Diện tích sân chơi bãi tập: 4 587 m
2
+ 28 phòng học; trong đó 26 phòng học văn hóa, 01 phòng Anh văn, 01 phòng Tin học.
+ 01 phòng Hội đồng; 01 Phòng Thư viện; 01 Phòng Thiết bị, + 01 Phòng Hiệu trưởng; 01 Phòng Phó hiệu trưởng
+ 1060 chỗ ngồi cho học sinh 530 cái bàn đôi
+ 01 phòng bảo vệ; 01 phòng văn phòng, 1 phòng y tế, 2 nhà để xe cho HS và GV; 2 khu vực vệ sinh.
3. Đánh giá chung
3.1. Thuận lợi:
- Tập thể CBGVNV đoàn kết, trách nhiệm, có nhu cầu và mạnh dạn trong đổi mới phương pháp, có năng lực có phẩm chất chính trị tốt, thương yêu học sinh, nhiệt tình giảng dạy, năng lực cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Cơ cấu đội ngũ của nhà trường cơ bản đảm bảo đầy đủ theo yêu cầu.
- Luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Phòng GD&ĐT Diễn Châu, Đảng uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương và ban đại diện CMHS trong công tác chỉ đạo, tạo cơ hội phát triển, đầu tư CSVC trang thiết bị trường học.
- Ban Giám hiệu nhà trường luôn luôn sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tổ chức chỉ đạo điều hành các hoạt động của nhà trường một cách khoa học, đồng bộ hiệu quả; biết phát huy dân chủ trong mọi hoạt động nên được sự tin tưởng của cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh trong nhà trường.
- Học sinh ngoan, tích cực học tập và rèn luyện, hăng say trong tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường, có kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp tốt.
- Sử dụng hiệu quả trong đơn vị các nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước cấp và nguồn kịnh phí vận động tài trợ từ phía các bậc cha mẹ học sinh.
- Ban đại diện CMHS hoạt động tích cực và có hiệu quả. Đa số phụ huynh chăm lo tới mọi mặt đặc biệt là việc học tập của con em mình.
3.2 Khó khăn:
- CSVC chưa đáp ứng với yêu cầu của trường chuẩn quốc gia mức độ 2, thời điểm hiện tại dãy phòng học phía đông, khu vực vệ sinh của học sinh đang xuống cấp; đã được Đảng bộ xã ra nghị quyết xây dựng lại 18 phòng học và có đề án xây dựng nhà vệ sinh song đến nay vẫn chưa thực hiện được. Chưa có đủ các phòng chức năng: phòng âm nhạc, phòng Mĩ thuật; phòng khoa học và công nghệ; nhà đa năng. Thiết bị dạy học chung ít, cũ, lạc hậu, ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học theo chương trình GDPT 2018.
- Đội ngũ GV mạnh nhưng chưa thật đều tay, một vài giáo viên chưa thực sự hăng say với nghề, chưa dám mạnh dạn trong đổi mới PPDH.
- Năm học 2024-2025, nếu tính theo tỉ lệ 1,4 thì thiếu 1,4 giáo viên; hai giáo viên còn nghỉ sinh nên phải hợp đồng thêm cả giáo viên trình độ Cao đẳng; giáo viên đã nghỉ hưu nhiều giáo viên lớn tuổi nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện.
- Một bộ phận phụ huynh đông con, có hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn, ít quan tâm đến việc học tập của con cái. Một bộ phận làm ăn xa, để con lại cho ông bà chăm sóc nên công tác phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh chưa thường xuyên, ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả giáo dục trẻ.
III. MỤC TIÊU GIÁO DỤC NĂM HỌC 2024-2025
- Mục tiêu chung
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhà trường; xu thế phát triển của xã hội; thực hiện hiệu quả công tác quản lí gắn với trách nhiệm giải trình trong tổ chức thực hiện kế hoạch năm học theo quy định.
2. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên tất cả các khối lớp. Tăng cường bảo đảm an toàn trường học; tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục trong tổ chức thực hiện kế hoạch năm học.
3. Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục nhà trường đáp ứng việc phát triển phẩm chất, năng lực người học; thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục địa phương; tăng cường dạy học ngoại ngữ, tin học, giáo dục stem và các hoạt động kỹ năng sống cho học sinh; tham quan học hỏi thí điểm mô hình trường phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế ở những địa phương thuận lợi; phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
4. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để có đủ giáo viên, bảo đảm chất lượng dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
5. Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, phối hợp thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp phù hợp với thực tiễn; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và tỷ lệ, cơ cấu giáo viên để duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019
6. Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học, không ngừng nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý; thực hiện hiệu quả công tác đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và chuẩn hiệu trưởng và thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định.
7. Chú trọng công tác kiểm tra giám sát theo thẩm quyền; khai thác sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp với thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát động, tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.
8. Phát động, tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục tại địa phương.
9. Xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường; chú trọng xây dựng văn hóa học đường trong môi trường giáo dục. Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
2. Chỉ tiêu cụ thể
1. Trường: Tập thể lao động tiên tiến
2. Liên đội: Mạnh
3. Các Tổ chuyên môn: 2/2 tổ xuất sắc
4. Lớp tiên tiến: 26 lớp (Trong đó xuất sắc 18 lớp)
5. Kết quả Phổ cập: Đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học mức độ 3
6. Kiểm định chất lượng: Đạt mức độ 3
7. Trường Chuẩn Quốc Gia mức độ 2
8. Thư viện -TBDH: Đạt chuẩn
9. Trường đẹp: Trường xếp loại xuất sắc
2.1. Mục tiêu về chất lượng giáo dục học sinh
2.1.1. Đánh giá xếp loại cuối năm học
TT |
Nội dung |
Lớp 1 |
Lớp 2 |
Lớp 3 |
Lớp 4 |
Lớp 5 |
SL |
TL |
SL |
TL |
SL |
TL |
SL |
TL |
SL |
TL |
1 |
Đánh giá Kết quả cuối năm |
1.1 |
Hoàn thành xuất sắc |
58 |
35% |
77 |
35% |
59 |
30% |
56 |
30% |
53 |
30% |
1.2 |
Hoàn thành tốt |
58 |
35% |
65 |
30% |
68 |
35% |
64 |
35% |
60 |
35% |
1.3 |
Hoàn thành |
49 |
30% |
77 |
35% |
68 |
35% |
64 |
35% |
60 |
35% |
1.4 |
Chưa hoàn thành |
0 |
35% |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
Danh hiệu Khen thưởng |
2.1 |
Học sinh Xuất sắc |
58 |
35% |
77 |
35% |
59 |
35% |
56 |
30% |
53 |
30% |
2.2 |
Học sinh tiêu biểu |
58 |
35% |
65 |
30% |
68 |
30% |
64 |
35% |
60 |
35% |
3 |
Hoàn thành chương trình lớp học |
3.1 |
Hoàn thành |
165 |
100% |
219 |
100% |
195 |
100% |
184 |
100% |
173 |
100% |
3.2 |
Chưa hoàn thành |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
* Đánh giá về năng lực chung và năng lực đặc thù
Các năng lực |
Lớp 1-165 |
Lớp 2-219 |
Lớp 3-195 |
Lớp 4-184 |
Lớp 5-173 |
SL |
TL |
SL |
TL |
SL |
TL |
SL |
TL |
SL |
TL |
1. Tự chủ và tự học |
Tốt |
117 |
70,9% |
163 |
74,4% |
160 |
82,1% |
143 |
77,8% |
114 |
66,0% |
Đạt |
48 |
29,1% |
56 |
25,6% |
35 |
17,9% |
41 |
22,2% |
59 |
34,0% |
2. Giao tiếp và hợp tác |
Tốt |
128 |
76,7% |
165 |
75,4% |
162 |
83,1% |
144 |
78,3% |
130 |
75,1% |
Đạt |
37 |
24,3% |
54 |
24,6% |
33 |
16,9% |
40 |
21,7% |
43 |
24,9% |
3. Giải quyết vấn đề và sáng tạo |
Tốt |
125 |
75,8% |
155 |
70,8% |
157 |
80,5% |
145 |
78,8% |
110 |
63,5% |
Đạt |
40 |
24,2% |
64 |
29,2% |
38 |
19,5% |
39 |
21,2% |
63 |
36,5% |
4. Ngôn ngữ |
Tốt |
131 |
79,8% |
165 |
75,3% |
160 |
82,1% |
145 |
78.8% |
118 |
68,2% |
Đạt |
34 |
20,2% |
54 |
24,7% |
35 |
17,9% |
39 |
21,2% |
55 |
31,8% |
5. Tính toán |
Tốt |
132 |
80,0% |
162 |
73,9% |
160 |
82,1% |
143 |
77.7% |
113 |
65,3% |
Đạt |
33 |
20,0% |
57 |
26,1% |
35 |
17,9% |
41 |
22,3% |
50 |
34,7% |
6. Thẩm mỹ |
Tốt |
133 |
80,6% |
166 |
75.8% |
162 |
83,1% |
145 |
78,8% |
120 |
69,4% |
Đạt |
32 |
19,4% |
53 |
24,2% |
33 |
16,9% |
39 |
21,2% |
53 |
30,6% |
7. Thể chất |
Tốt |
145 |
87,8% |
191 |
87.2% |
170 |
87,2% |
145 |
78.8% |
144 |
83,2% |
Đạt |
20 |
12,2% |
28 |
12.8% |
25 |
12,8% |
39 |
21,2% |
29 |
17,8% |
8. Tin học |
Tốt |
/ |
/ |
/ |
/ |
152 |
78% |
145 |
78,8% |
115 |
66,1% |
Đạt |
/ |
/ |
/ |
/ |
43 |
22% |
39 |
21,2% |
59 |
33,9% |
9.Khoa học |
Tốt |
/ |
/ |
/ |
/ |
/ |
/ |
121 |
66% |
115 |
66,5% |
Đạt |
/ |
/ |
/ |
/ |
/ |
/ |
63 |
34% |
38 |
33,5% |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đánh giá về phẩm chất
Các phẩm chất |
Lớp 1-165 |
Lớp 2- 219 |
Lớp 3-195 |
Lớp 4-184 |
Lớp 5-173 |
|
SL |
TL |
SL |
TL |
SL |
TL |
SL |
TL |
SL |
TL |
|
1. Yêu nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốt |
151 |
91% |
190 |
86,7% |
195 |
100% |
184 |
100% |
150 |
86,2% |
|
Đạt |
14 |
9% |
29 |
13,3% |
0 |
0 |
0 |
0 |
24 |
15,8% |
|
2. Nhân ái |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốt |
149 |
90% |
187 |
85,8% |
194 |
100% |
171 |
92,9% |
150 |
86,2% |
|
Đạt |
16 |
10% |
30 |
14,2% |
0 |
0 |
13 |
7,1% |
24 |
15,8% |
|
3. Chăm chỉ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốt |
140 |
85% |
171 |
78% |
159 |
82,8% |
144 |
78,3% |
140 |
80,5% |
|
Đạt |
25 |
15% |
46 |
21,1% |
35 |
17,2% |
41 |
21,7% |
34 |
19,5% |
|
4.Trung thực |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốt |
149 |
90% |
181 |
83,5% |
182 |
94,8% |
166 |
90,2% |
140 |
80,5% |
|
Đạt |
16 |
10% |
36 |
16,5% |
12 |
5,2% |
19 |
9,8% |
34 |
19,5% |
|
5. Trách nhiệm |
Tốt |
140 |
85% |
177 |
81,7% |
165 |
85,9% |
156 |
84,2% |
150 |
86,2% |
|
Đạt |
25 |
15% |
40 |
18,3% |
29 |
14,1% |
29 |
15,8% |
23 |
13,8% |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1.2. Chất lượng các cuộc thi của học sinh
TT |
Cuộc thi, giao lưu |
Cấp huyện
|
Cấp tỉnh
|
Cấp QG |
1 |
Văn - Toán tuổi thơ |
6 |
1 |
/ |
2 |
Tin học trẻ |
1 |
1 |
/ |
3 |
Giải toán qua mạng |
100 |
50 |
10 |
4 |
Trạng Nguyên Tiếng Việt |
100 |
50 |
1 |
5 |
Trạng nguyên toàn tài |
100 |
/ |
15 |
6 |
Sân chơi English Challenge |
2 |
/ |
/ |
7 |
IOE |
15 |
10 |
6 |
8 |
Đại sứ Văn hóa đọc |
3 |
1 |
|
2.2. Chất lượng đội ngũ QL, GV, NV:
* Xếp loại nghề nghiệp:
- GV theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông:
Tốt: 20/34 = 58,8 % ; Khá: 14/34 = 41,2%
- Xếp loại CBQL theo Thông tư 14: Loại tốt 2/2 = 100%
* Xếp loại theo NĐ 90:
+ Quản lí: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 1/2 = 50%
Hoàn thành tốt nhiệm vụ:1/2= 50%
+ Giáo viên: Hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ: 7/32 = 21,8%
Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 25/32 = 80,2%,
Hoàn thành nhiệm vụ: 0/35= 0 %
+ Nhân viên: Hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ: 1/2=50%
* Giáo viên dạy giỏi:
+ Cấp trường: 16 người
+ Cấp huyện: 02 người;
*Công tác BDTX:
Giỏi: 25/34 = 70,60%; Khá: 9/34 = 29,4% ;
*Sáng kiến kinh nghiệm: Cấp cơ sở: 5
* Các danh hiệu thi đua:
+ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 10 đồng chí
- Giấy khen của Chủ tịch UBND Huyện: 1
- Giấy khen của Chủ tịch UBND Tỉnh: 1
- Lao động tiên tiến: 34/34 =100%
2.3. CSVC, TBDH dạy học
- Trường có 26 phòng học trong đó có 20 phòng học kiên cố. Tích cực tham mưu với UBND xã Diễn Tân để xây dựng đủ phòng học kiên cố và các phòng chức năng.
- Tỉ lệ phòng học đạt 1 phòng/ 1 lớp.
- Lắp đủ 26 ti vi và 26 CPU cho 26 lớp; Từng bước hiện đại hóa thiết bị dạy học phục vụ cho chương trình GDPT 2018 đối với tất cả các khối lớp.
- Tiếp tục giữ vững trường chuẩn quốc gia mức độ 1, phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2.
Năm học 2024-2025 nhà trường dự kiến mua sắm và tu bổ CSVC, trang thiết bị một số hạng mục theo kế hoạch.
TT |
Danh mục đề xuất |
ĐVT |
Số
lượng |
Đơn giá |
Dự toán
Đợt 1 |
1 |
Xây mới cổng trưởng ( Cải tạo,
Cổng phụ, bảng led, lát sân ) |
|
1 |
155.000.000 |
145.000.000 |
2 |
Mua ti vi phòng học, phòng tin |
cái |
6 |
8.500.000 |
41.000.000 |
3 |
CPU cho phòng học, phòng tin |
cái |
6 |
6.000.000 |
36.000.000 |
4 |
Mua Bàn ghế |
Bộ |
1 |
25.000.000 |
25.000.000 |
6 |
Làm mái che sân trường |
M2 |
400 |
10.000 |
40.000.000 |
7 |
Nâng cấp hệ thống Camera |
|
|
15.000.000 |
15.000.000 |
7 |
Sửa chữa thường xuyên |
|
|
15.000.000 |
15.000.000 |
|
Tổng |
|
|
|
327.000.000 |
Tổng kinh phí dự kiến cần để vận động tài trợ là :
327.000.000 (
Ba trăm hai mươi bảy triệu đồng). Kế hoạch nguồn kinh phí huy động từ
: việc vận động tài trợ của phụ huynh học sinh, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm....
2.4. Các Phong trào, hoạt động GD khác
2.4.1. Kết quả Phổ cập giáo dục Tiểu học:
- Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 162/162 = 100 % ( trong đó có 8 học sinh học nơi khác)
- Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình Tiểu học: 164/165 = 99,4%
- Đạt Tiêu chuẩn Phổ cập Tiểu học: Mức độ: 3
2.4.2. Công tác Kiểm định chất lượng giáo dục: Giữ vững kiểm định cấp độ 2 và phấn đấu đạt cấp độ 3.
2.4.3. Trường chuẩn quốc gia:
Giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia mức độ 1, phấn đấu đạt danh hiệu chuẩn trường quốc gia mức độ 2.
2.4.4. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động:
- Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Tốt
- Phòng trào xây dựng trường tiểu học đẹp: Xếp loại xuất sắc
- Phong trào xây dựng trường tiểu học hạnh phúc: Xếp loại tốt
- Phong trào xây dựng trường học đảm bảo an toàn, an ninh trật tự: Tốt
2.4.5. Xếp loại thư viện trường học: Khá
2.4.6. Hoạt động Đội và hoạt động khác: Liên đội mạnh
2.4.7.Trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”
IV. TỔ CHỨC CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NĂM HỌC.
1.Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục.
Năm học 2024-2025 tiếp tục thực hiện Chương trình GDPT 2018. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Nghệ An, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện CTGDPT linh hoạt, chủ động, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và nhà trường.
- Phân phối thời lượng các môn học và HĐGD/tuần.
TT |
Môn học/HĐGD |
Lớp 1 |
Lớp 2 |
Lớp 3 |
Lớp 4 |
Lớp 5 |
I. Bắt buộc |
|
|
|
|
|
1 |
Tiếng Việt |
12 |
10 |
7 |
7 |
7 |
2 |
Toán |
3 |
5 |
5 |
5 |
5 |
3 |
Đạo đức |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
TNXH |
2 |
2 |
2 |
|
|
5 |
Khoa học |
|
|
|
2 |
2 |
6 |
Lịch sử - Địa lý |
|
|
|
2 |
2 |
7 |
GD Thể chất |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
8 |
GD Nghệ Thuật ( ÂN) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
9 |
GD Nghệ Thuật ( MT) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
10 |
Tiếng Anh |
|
|
4 |
4 |
4 |
11 |
Tin học |
|
|
1 |
1 |
1 |
12 |
Công nghệ |
|
|
1 |
1 |
1 |
13 |
HĐTN |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
14 |
HĐNGLL |
|
|
|
|
|
II.Tự chọn |
|
|
|
|
|
15 |
Tiếng Anh |
2 |
2 |
|
|
|
16 |
Tin học |
|
1 |
|
|
|
III.Củng cố, tăng cường |
|
|
|
|
|
17 |
HĐ ôn tập, củng cố và phát triển NL, PC |
2 |
1 |
1 |
0 |
0 |
18 |
TATC |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
19 |
KNS |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
Tổng |
32 |
32 |
32 |
33 |
33 |
1.2. Phân phối số tiết dạy và hoạt động giáo dục /năm.
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn về giáo dục tiểu học đã được Bộ, Sở GDĐT ban hành cụ thể:
- Thực hiện dạy đủ các môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc; tổ chức các hoạt động củng cố giúp học sinh hoàn thành các nội dung học tập; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục, các sân chơi trí tuệ (English Challenge, Văn toán tuổi thơ, Trạng Nguyên Tiếng Việt, Tin học trẻ, Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng, Đại sứ Văn hóa đọc, Giải thưởng Mỹ thuật Nghệ An…) đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; chủ động lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Thực hiện tổ chức dạy học các môn học bắt buộc: Toán; TV; HĐTN; TNXH; Đạo đức; Mĩ thuật; Âm nhạc; GDTC; Khoa học; Lịch sử - địa lí; Tin học (lớp 34;5); Công nghệ; Tiếng Anh (lớp 3;4;5). Các môn học tự chọn: Tiếng Anh lớp 1;2; theo công văn số 681/BGDĐT-GDTH ngày 04/3/2020 về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018; Tin học lớp 2 theo công văn số 3539/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ GDĐT về tổ chức dạy học môn Tin học và tổ chức hoạt động giáo dục tin học ở cấp tiểu học từ năm học 2019-2020. Tổ chức các tiết HĐCC nhằm gúp học sinh ôn tập kiến thức và giải quyết nhiệm vụ học tập trong ngày.
- Thực hiện kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương. Phát huy vai trò tự chủ của giáo viên trong việc lựa chọn, vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng, đảm bảo học sinh hoàn thành chương trình lớp học theo quy định.
- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết, mỗi tiết 35 phút; tối thiểu 9 buổi/tuần với 32 tiết/ tuần. Kế hoạch GD đảm bảo phân bố hợp lí giữa các nội dung giáo dục. Tạo điều kiện cho học sinh hoàn thành nội dung học tập và tham gia các môn tự chọn, các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Bố trí Thời khóa biểu hợp lí đảm bảo khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh.
- Bảo đảm tỷ lệ 01 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, bình quân sĩ số là 35,9 em/lớp, có đủ thiết bị dạy học tối thiểu; bảo đảm tỷ lệ và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học, hoạt động giáo dục và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định.
- Phối hợp với trường mầm non Diễn Tân thực hiện chuyên đề chuyển tiếp trẻ mầm non lên tiểu học.
* Phân phối thời lượng, kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động GD đối với các khối lớp
(Phụ lục 1.1b đính kèm)
2. Tổ chức dạy học các môn Ngoại ngữ 1, Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
a) Tổ chức dạy học môn Ngoại ngữ 1
- Đối với lớp 1, lớp 2: Tăng cường mở rộng dạy học tiếng Anh tự chọn theo Công văn số 681/BGDĐT-GDTH ngày 04/3/2020 về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018. Sử dụng bộ SGK Cánh buồm đã được Bộ GDĐT phê duyệt. Thời lượng dạy học 2 tiết/tuần phù hợp với hình thức học làm quen ban đầu, không gây quá tải cho học sinh. Thực hiện kiểm tra đánh giá, trong đó chú trọng đánh giá thường xuyên để hỗ trợ học tập, không dùng kết quả đánh giá để xét khen thưởng và xét lên lớp.
- Đối với lớp 3, lớp 4; lớp 5: Thực hiện dạy học Tiếng Anh Chương trình GDPT 2018 với thời lượng 4 tiết/tuần cho 100% học sinh. Sử dụng bộ SGK Smart star do nhà trường lựa chọn và được UNBD tỉnh và Bộ GDĐT phê duyệt, đáp ứng nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh, bảo đảm tính liên thông theo các yêu cầu được quy định trong chương trình các môn ngoại ngữ và các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT.
Triển khai thực hiện sử dụng Hệ thống học liệu tiếng Anh trên máy tính và trực tuyến cấp tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh
* Dạy học Tiếng Anh tăng cường:
Tổ chức dạy học Tiếng Anh tăng cường thực hiện theo Công văn số 1530/SGD&ĐT-GDCN-GDTX ngày 05/8/2021 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo và Chương trình tăng cường tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Công văn số 1670/SGD&ĐT-GDCN-GDTX ngày 15/8/2022 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình tăng cường tiếng Anh theo hình thức trực tuyến trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Công văn số 1196/SGD&ĐT-CNTT&GDTX ngày 26/5/2023 về việc hướng dẫn thêm công tác tổ chức, thực hiện Chương trình tăng cường tiếng Anh năm học 2024-2025.
Căn cứ nhu cầu của học sinh, nguyện vọng của phụ huynh và điều kiện thực tế, nhà trường hợp đồng với trung tâm Anh ngữ Wostar dạy Tiếng Anh tăng cường cho HS, nhằm giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm khám phá và nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nội dung chương trình, tài liệu dạy học Tiếng Anh tăng cường đã được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT thẩm định cho phép dạy học. Thời lượng tăng thêm 2 tiết/tuần.
Tăng cường tổ chức cho giáo viên, học sinh học ngoại ngữ qua truyền hình, các phương tiện truyền thông, các nguồn học liệu phù hợp khác. Đẩy mạnh thực hành ngoại ngữ qua các hoạt động như đọc truyện, hoạt động trải nghiệm, tạo môi trường ngoại ngữ ngoài lớp học, các sân chơi, giao lưu cho học sinh.
*
Việc xây dựng, phát triển môi trường học tập Tiếng Anh
- Nhà trường xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh như: Bố trí không gian, cảnh quan trường học; tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khóa, văn hóa, văn nghệ, thể dục sân trường… bằng Tiếng Anh.
- Động viên khuyến khích học sinh tham gia các sân chơi English Challenge trên Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An; tham gia các kỳ giao lưu Toán-Tiếng Anh; IOE; tham gia đánh giá năng lực tiếng Anh TOEFL Primary dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5, ... để các em được tiếp cận theo chuẩn tiếng Anh quốc tế.
b) Tổ chức dạy học Tin học
Tổ chức dạy học môn Tin học bắt buộc cho tất cả học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 theo yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; triển khai thực hiện các giải pháp để tổ chức dạy học môn Tin học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT; có các giải pháp nâng cao năng lực Tin học cho học sinh phổ thông theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh
.
Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục tin học, giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ GDĐT; trong đó, tăng cường hoạt động giáo dục Tin học và giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh lớp 1, lớp 2 để thực hiện “
hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số” đồng thời làm cơ sở để học sinh tiếp cận, học tập thuận lợi môn Tin học ở các lớp 3, lớp 4, lớp 5. Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5 tăng cường thời lượng, nội dung theo từng chủ đề, mạch kiến thức nhằm củng cố, khắc sâu các kiến thức trong môn Tin học đồng thời tạo điều kiện để học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá, đào sâu, mở rộng kiến thức Tin học, phát triển năng lực Tin học.
Tổ chức tập huấn, xây dựng kế hoạch triển khai giáo dục kỹ năng công dân số theo Chương trình giáo dục phổ thông theo hướng dẫn của Sở GDĐT.
3. Tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo Công văn số 1802/SGDĐT-GDTH ngày 04/8/2023 của Sở GDĐT; công văn 572/PGD&ĐT-TH, ngày 07/8/2023 của Phòng GD&ĐT về việc triển khai nội dung giáo dục địa phương năm học 2024-2025.
Nội dung GDĐP dạy học lồng ghép trong các môn Tiếng Việt; Âm nhạc; TNXH; HĐTN; Lịch sử - Địa lý hoặc trong các HĐTN thực tế. Cụ thể: lớp 1: bài; Lớp 2: 9 bài; Lớp 3: 8 bài; Lớp 4: 7 bài)
(Có phụ lục KHGD địa phương đính kèm)
4. Triển khai giáo dục STEM
Tổ chức dạy học theo kế hoạch số 526/KH-BGDĐT ngày 17/5/2022 của Bộ GD&ĐT về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM cấp Tiểu học, Công văn số 909/BGDĐT-GDTH ngày 08/3/2023 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong giáo dục Tiểu học;
Tổ chức dạy học thực hiện tích hợp nội môn hoặc liên môn.
Nội dung và yêu cầu cần đạt của bài học STEM bám sát yêu cầu cần đạt của các môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. Thời lượng tổ chức thực hiện bài học STEM được xây dựng dựa trên thời lượng các môn học/hoạt động giáo dục có liên quan đến bài học STEM một cách khoa học, linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, không gây quá tải đối với học sinh, giáo viên .
Tiến trình thực hiện bài học STEM dựa trên quy trình thiết kế kỹ thuật hoặc quy trình khám phá khoa học với các hoạt động học phù hợp với đối tượng học sinh và sử dụng các thiết bị dạy học cấp Tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành cùng các đồ dùng học tập của học sinh trong các môn học/hoạt động giáo dục, các vật tư, vật liệu dễ tìm, sẵn có đối với giáo viên và học sinh. Khuyến khích sử dụng các nguồn tài nguyên số bổ trợ, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phần mềm, có thể dễ dàng truy cập sử dụng trong và ngoài lớp học để giúp học sinh chủ động trong học tập.
Đánh giá học sinh trong bài học STEM được thực hiện như quy định về kiểm tra, đánh giá theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học STEM, giáo viên thực hiện đánh giá học sinh dựa trên các phương pháp chủ yếu như quan sát, vấn đáp, đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh. Khi đánh giá, cần coi trọng đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên) động viên sự tiến bộ của học sinh, tạo sự tự tin và hứng thú học tập cho học sinh.
Xây dựng nội dung giáo dục STEM lồng ghép vào kế hoạch dạy học các môn học. Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh, chủ động lựa chọn những nội dung hợp lí để thực hiện trong quá trình dạy học. Mỗi khối lớp thực hiện lồng ghép dạy học STEM. Cụ thể: Lớp 1:7 bài; Lớp 2: 11 bài; Lớp 3: 12 bài; Lớp 4: 8 bài; Lớp 5: 6 bài
( Có phụ lục đính kèm)
Chú trọng công tác tổ chức tập huấn, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, tổ chức hội nghị chuyên đề, đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm đảm bảo triển khai thực hiện giáo dục STEM hiệu quả và thiết thực.
Tăng cường trang bị cơ sở vật chất để bảo đảm thực hiện hiệu quả giáo dục STEM trong các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về vai trò của giáo dục STEM. Trong quá trình triển khai thực hiện cần hướng dẫn giáo viên sử dụng hiệu quả nguồn học liệu tại địa chỉ website https://stemtieuhoc.edu.vn và tổ chức lựa chọn tài liệu, các nguồn học liệu khác theo quy định.
5.Triển khai dạy học tích hợp nội dung lịch sử Việt -Lào; Lào -Việt:
Tổ chức chức dạy học theo công văn Số 2782/SGDĐT-GDTrH ngày 17/11/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An về việc “Đưa nội dung sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt hai nước Việt Nam –Lào, Lào – Việt Nam vào giảng dạy tại các trường học của hai nước tại Tỉnh Nghệ An và công văn Số 1015/PGD&ĐT-TH; ngày 04/12/2023 V/v triển khai nội dung giáo dục “Đưa nội dung sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt hai nước Việt Nam –Lào, Lào – Việt Nam vào giảng dạy tại các trường học cấp TH trong Chương trình GDPT 2018 của PGD&ĐT Diễn Châu.
Nội dung:
- Tích hợp vào nội dung chương trình các môn học: Tiếng Việt, Đạo Đức.(Các sự kiện, tranh ảnh, thông tin, nội dung hồi kí sẽ được sử dụng để làm tư liệu dạy học trong các chủ đề phù hợp).
- Tích hợp vào Hoạt động trải nghiệm: sử dụng nội dung về mối quan hệ hợp tác, hệ thống tranh ảnh phong phú, bộ tài liệu Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam (1930 –2007).
- Tích hợp vào giáo dục địa phương: Bộ tài liệu Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam(1930 – 2007) với nguồn thông tin và hình ảnh phong phú về các địa phương, mối quan hệ hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam với Lào và ngược lại.
Hình thức:
-Tổ chức thực hiện dạy học tích hợp nội dung các sản phẩm công trình lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam của địa phương vào chương trình các môn học, hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động trải nghiệm theo quy định, không gây áp lực, quá tải cho học sinh khi thực hiện, cụ thể:
- Tổ chức thực hiện theo từng chủ đề/mạch kiến thức/yêu cầu cần đạt đã được thiết kế trong Tài liệu hướng dẫn tích hợp lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam - cấp tiểu học với hình thức linh hoạt, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Chọn nội dung/mạch kiến thức phù hợp, thực hiện tích hợp, bổ sung, thay thế trong quá trình dạy học các môn học, hoạt động trải nghiệm và được thể hiện trong kế hoạch dạy học môn học, hoạt động trải nghiệm.
- Chọn chủ đề, nội dung phù hợp để xây dựng các hoạt động giáo dục tập thể, kết hợp học tập trên lớp với hoạt động trải nghiệm, thực hành, tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, thực hiện dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng, hoạt động tình nguyện,... nhằm gắn lí luận với thực tiễn, tạo hứng thú học tập cho học sinh; nâng cao hiểu biết về thời sự, văn hoá, lịch sử, kinh tế xã hội, giúp học sinh phát huy năng lực đã đạt được trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn.
( Có phụ lục đính kèm)
6. Các hoạt động giáo dục tập thể và theo nhu cầu người học
a.. Các hoạt động giáo dục tập thể thực hiện trong năm học
- Tổ chức các HĐGDTT tập trung vào các nội dung sau:
+ Hoạt động giáo dục truyền thống, đạo đức, nếp sống
+ Hoạt động hỗ trợ học tập, văn hoá
+ Hoạt động vui chơi giải trí và phát triển
+ Hoạt động lao động - sáng tạo
+ Hoạt động xã hội
+ Hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế
(Phụ lục 1.2 đính kèm)
b. Tổ chức các câu lạc bộ, các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày, theo nhu cầu người học.
- Căn cứ vào nhu cầu của học sinh, trên cơ sở thống nhất, tự nguyện tham gia của học sinh, cha mẹ học sinh và các điều kiện cơ sở vật chất, nhà trường tổ chức các hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày đảm bảo theo các quy định tại Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT và Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh Nghệ An về quy định mức thu tối đa các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập, mức thu tuyển sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày được tổ chức dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ (
Em yêu tiếng Việt, CLB tiếng Anh, Toán tuổi thơ,ngày hội STEM,….)
- Tổ chức giáo dục kỹ năng sống thông qua hình thức liên kết với Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Quốc tế GAIA (dành cho học sinh khối 1;2;3) và Công ty TNHH đầu tư và phát triển giáo dục Big Ben ( dành cho học sinh khối 4;5) tổ chức dạy học theo chương trình liên kết, tài liệu đã được Sở GDĐT Nghệ An thẩm định phê duyệt. Thời lượng 1 tiết/tuần.
-Tổ chức dạy học Tiếng Anh tăng cường theo chương trình của Trung tâm Anh ngữ quốc tế Wowstar.
- Ngoài ra, nhà trường tạo điều kiện cho học sinh sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, nhà đa năng, bãi tập,…) để vui chơi, giải trí. Việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ đều xin cấp có thẩm quyền phê duyệt.
TT |
Nội dung |
Hoạt động |
Đối tượng
Quy mô |
Thời gian |
Địa điểm |
1 |
Đọc sách tại thư viện |
Đọc sách |
HS/Lớp, nhóm |
Đầu giờ, ra chơi và sau buổi học |
Thư viện
Lớp học |
2 |
Vui chơi tự do trong khuôn viên trường |
Vui chơi |
HS/Lớp, nhóm |
Giờ ra chơi |
Sân trường |
3 |
Ca múa hát sân trường |
Múa hát
Thể dục |
HS/Lớp, nhóm |
Đầu giờ và giờ ra chơi |
Sân trường |
4 |
Tiếng Anh tăng cường Wostar |
Học T.Anh |
HS/lớp |
Chiều thứ 6
(K1-5) |
Lớp học |
5 |
KNS Gaia; Big ben |
Học KNS |
HS/theo lớp |
Tiết 4 cuối buổi Chiều |
Lớp học |
c. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường
Thực hiện theo Công văn 1747/SGD&ĐT-GDTH ngày 03/9/2020 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung HĐTN cấp tiểu học trong Chương trình GDPT 2018, từ năm học 2020-201. Năm học 2024-2025, nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế theo khối lớp như sau:
TT |
Nội dung hoạt động trải nghiệm |
Đối tượng
Quy mô |
Thời gian |
Lực lượng tham gia |
1 |
Thắp hương nghĩa trang liệt sĩ; thăm hỏi gia đình liệt sĩ, thương binh nặng |
Đại diện HS khối 3-4-5 |
Tháng 12/2024 |
GVCN- HS- TPT Đội |
2 |
Thăm địa chỉ đỏ (Đền Cuông- Nhà thờ Phùng Chí Kiên – Khu sinh thái Mường Thanh) |
HS khối 3;4;5 |
Tháng 3/2025 |
GVCN- HS- Phụ huynh-TPT Đội |
3 |
Ngày tết quê em |
HS khối 1-5 |
Tháng 1-2/2025 (Dịp tết Nguyên Đán) |
CBGVNV; HS; |
4 |
Thăm xưởng sản xuất tủ nhôm kính(xóm4); Sản xuất bàn ghế Inoc (Xóm 5); tham quan cánh đồng lúa quê em. |
HS khối 1,2,3 |
Tháng
1-4/2025 |
GVCN-HS- TPT |
7. Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục (Phụ lục 2 kèm theo)
V. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Truyền thông về giáo dục:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về tổ chức thực hiện Chương trình GDPT 2018. Tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục, đặc biệt là việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT.
Xây dựng kế hoạch truyền thông về chuyển đổi số, đổi mới chương trình, sách giáo khoa, truyền thông đối với cha mẹ học sinh trong việc phối hợp thực hiện giáo dục học sinh,…
Tổ chức truyền thông đa phương tiện nhằm tuyên truyền, định hướng các chủ trương, chính sách mới về giáo dục; chủ động xử lý các vấn đề truyền thông tại nhà trường địa phương; nâng cao việc phân tích và xử lý thông tin để đáp ứng yêu cầu truyền thông của ngành. Tiếp tục tăng cường truyền thông nội bộ bảo đảm các chủ trương đổi mới, quy định của ngành đến từng cán bộ, GV và nhân viên; tổ chức tập huấn cho cán bộ văn phòng chuyên trách truyền thông nhằm nâng cao kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin về nhà trường cho công đồng.
Động viên khuyến khích đội ngũ CBGVNV chủ động viết và đưa tin, bài về các hoạt động của ngành, tập trung vào các tin bài về việc triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018, nhất là các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học, để khích lệ các thầy, cô giáo, các em học sinh phấn đấu, vươn lên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
2. Phát triển đội ngũ nhà giáo.
2.1. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhà giáo, CBQL
- Tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị, nâng cao nhận thức để chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh thấm nhuần vào đội ngũ giáo viên, xây dựng niềm tin vào sự nghiệp đổi mới, kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Chú trọng xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết TW4 khóa XII, tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị ngày 15 tháng 5 năm 2016 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Tổ chức cho CB,GV, NV học tập, quán triệt và thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX; đại hội huyện Đảng bộ Diễn Châu lần thứ XXXI về giáo dục và các văn bản chỉ đạo của ngành.
- Tổ chức thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 và Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GD&ĐT đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả; tránh hình thức.
- Tiếp tục đổi mới công tác quản lí, quản trị trường học. Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào công tác quản lí trường học. Khai thác có hiệu quả hệ thống thư điện tử và các trang Websit của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT và của trường. Khai thác có hiệu quả các phần mềm CSDL; Vnedu; CBCCVC; Phổ cập; Thời khóa biểu; các phần mềm dạy học khác.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn; các buổi hội thảo; SHCM cấp Tỉnh; huyện; cụm. Tổ chức các lớp tập huấn, SHCM cấp trường có hiệu quả và thiết thực. Trọng tâm: Về đổi mới chương trình GDPT 2018 đối với lớp 5; chuyển đổi số; GD Stem; Dạy học về phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh; Dạy học GDĐP; dạy học “thông qua chơi”.
- Phát huy tấm gương giàu kinh nghiệm; bồi dưỡng và tạo điều kiện cho giáo viên trẻ phát triển.
- Bố trí giáo viên đứng lớp hợp lí, phù hợp với năng lực và điều kiện hoàn cảnh của từng GV trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi của người học. Phát huy tính tự chủ trong công tác, từng bước chuyên môn hoá, dạy học theo phân môn, phân hóa đối tượng để một mặt phát huy cao sở trường của giáo viên, mặt khác giúp học sinh được học, được tiếp xúc và làm quen với nhiều thầy cô giáo.
2.2. Đổi mới hình thức tổ chức và PPDH
a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Chủ động linh hoạt quyết định lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các môn học/hoạt động giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học; tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống; dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở cấp tiểu học linh hoạt với các hình thức tổ chức phù hợp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm. Dạy học tích hợp các nội dung GD linh hoạt với các hình thức tổ chức phù hợp theo kế hoạch tổ chức dạy học của nhà trường trong đó quan tâm đến nội dung GD quốc phòng an ninh; GD địa phương; GDKNS.
Chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học; nâng cao chất lượng và thực chất trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy bảo đảm tạo thuận lợi cho quá trình triển khai hiệu quả phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học, học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học; tránh việc áp dụng hình thức, khuôn mẫu trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy và thực hiện tiến trình dạy học mỗi bài học thành các hoạt động học với sản phẩm học tập cụ thể mà học sinh phải hoàn thành; cách thức thực hiện linh hoạt để tổ chức dạy học phát huy tính tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh; tham khảo các bài giảng trên truyền hình, kho học liệu số dùng chung của Bộ GDĐT để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
Tiếp tục thực hiện giai đoạn mở rộng dự án Học thông qua chơi vào các hoạt động học tập của học sinh nhằm tạo ra môi trường học tập vui vẻ, có ý nghĩa đồng thời tăng cường sự tự chủ cho học sinh.
Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục của các cấp theo lộ trình, bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quá trình dạy học và quản trị nhà trường.
b. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
- Tiếp tục chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhóm tổ theo Công văn 1315/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/4/2020 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình GDPT 2018, trong đó chú trọng sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Xác định việc sinh hoạt chuyên môn theo NCBH là hình thức sinh hoạt chuyên môn không tập trung vào việc đánh giá xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn từ đó có biện pháp cải tiến phương pháp dạy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh; là hoạt động chuyên môn mà ở đó tạo ra cơ hội tốt cho HS tham gia xây dựng nội dung bài học; HS thực sự là chủ thể của hoạt động dạy học. Tập trung phân tích nguyên nhân của những thành công và tồn tại qua tiết dạy. Những kinh nghiệm được rút ra sau dự giờ để nhân rộng và khắc phục.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 lần/tháng. Phối hợp tổ chức các buổi SHCM cấp cụm, huyện để trao đổi và học hỏi nhằm hỗ trợ giáo viên tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT 2018.
- Tổ chức cho GV tự nguyện đăng kí tham gia các tiết dạy thể nghiệm nhằm phát huy năng lực, sở trường và tính chủ động trong hoạt động dạy học.
- Cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn trường, tổ về những nội dung cấp bách, cần thiết, những vấn đề khó, vấn đề còn vướng để cùng bàn bạc thảo luận tháo gỡ ngay từ tổ chuyên môn.
- Xây dựng và chỉ đạo tốt mạng lưới chuyên môn nghiệp vụ giúp nhà trường phát hiện, nắm bắt kịp thời tình hình, đề xuất phương án giải quyết và làm nòng cốt hạt nhân trong các biện pháp chỉ đạo.
- Khai thác hiệu quả mô hình Trường học kết nối nhằm trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ với các trường trong và ngoài tỉnh.
c) Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức đánh giá
Thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, thực hiện đánh giá học sinh phù hợp với kế hoạch dạy học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp đánh giá áp dụng cho đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Thực hiện xây dựng ma trận đề, ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra phục vụ cho đánh giá định kỳ đối với các môn học có bài kiểm tra định kỳ. Việc thực hiện các phương pháp, hình thức đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục phải bảo đảm yêu cầu về tính trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
- Đối với môn Tin học và Công nghệ ở lớp 3;4;5 thực hiện tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá như hai môn học độc lập theo Chương trình GDPT môn Tin học và Chương trình GDPT môn Công nghệ.
- Chú trọng đánh giá thường xuyên nhằm giúp GV điều chỉnh kịp thời phương pháp, hình thức dạy học đồng thời phát hiện, hỗ trợ kịp thời những HS có năng khiếu, khó khăn trong học tập.
- Ứng dụng CNTT để thực hiện quản lý hồ sơ nhà trường.
- Thực hiện qui trình khảo sát chất lượng văn hóa đại trà nhằm đánh giá thực chất mức độ đạt được của học sinh trên cơ sở đó để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên, cũng như làm căn cứ để triển khai công tác đảm bảo chất lượng. Khối 5 thực hiện khảo sát theo kế hoạch PGD&ĐT; Khối 1;2;3;4 khảo sát theo kế hoạch riêng của nhà trường.
Thực hiện nghiêm túc bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học, phù hợp với từng nhóm đối tượng, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, tránh khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.
Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn các giáo viên về hình thức tổ chức, phương pháp đánh giá thường xuyên; biên soạn đề và tổ chức thực hiện bài kiểm tra định kỳ cho các môn học theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT và Quyết định số 2904/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/10/2022.
- Phối hợp Trường THCS tổ chức lễ bàn giao học sinh lớp 5 trang trọng, tạo động lực cho học sinh chuẩn bị tâm lý chuyển tiếp sang cấp học mới.
4. Phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, các cuộc giao lưu, các câu lạc bộ, sân chơi trí tuệ, … đáp ứng nhu cầu, sở thích.
- Đẩy mạnh công tác phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học trong từng tiết dạy. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
- Chỉ đạo dạy học đến mọi đối tượng học sinh, quan tâm nhiều đến đối tượng học sinh khó khăn, đánh giá học sinh nhằm động viên khích lệ học sinh, tư vấn kịp thời để học sinh điều chỉnh quá trình học tập.
- Từng GV lập danh sách số HS chưa đạt chuẩn, học sinh có khó khăn trong học tập của môn, lớp mình phụ trách, từ đó có kế hoạch phụ đạo cụ thể ngay trong từng tiết dạy; phối hợp kịp thời với phụ huynh để giúp đỡ các em.
+ Giảm bớt nội dung những câu hỏi khó, bài khó đối với đối tượng đại trà, đối tượng học sinh khó khăn về học; ưu tiên củng cố các kỹ năng cốt lõi về nghe, nói, đọc, viết và tính toán ở mức độ cơ bản nhất.
+ Lựa chọn, thay thế các dữ liệu trong sách giáo khoa mà xa lạ với học sinh nhằm giúp các em có điều kiện tiếp cận và củng cố các kỹ năng thuận lợi nhất.
+ Tăng thời lượng dạy học đối với một số bài dài, bài khó cho học sinh của lớp mình đảm bảo tính phù hợp.
- Coi trọng việc phát hiện và bồi dưỡng những khả năng nổi trội của học sinh. Trên cơ sở sự tự nguyện của học sinh và phụ huynh, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giao lưu, các sân chơi trí tuệ như Câu lạc bộ tiếng Anh, giao lưu Olympic môn học (Toán, Tiếng Anh, Tiếng Việt và một số môn học, hoạt động giáo dục khác..).
- Tham gia đầy đủ và có hiệu quả các cuộc thi: giao lưu OLYMPIC các môn học cấp Huyện, HKPĐ cấp Huyện, Tỉnh; thi Tin học trẻ….
- Động viên, khuyến khích học sinh tự nguyện tham gia các sân chơi Trạng nguyên tiếng Việt, Trạng nguyên toàn tài, IOE…. trên Internet nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đáp ứng yêu của CTGDPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (Các GV chủ nhiệm chịu trách nhiệm động viên, khuyến khích học sinh tham gia)
- Động viên khuyến khích học sinh tham gia các sân chơi English Challenge trên Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An; tham gia các kỳ giao lưu Toán-Tiếng Anh; tham gia đánh giá năng lực tiếng Anh TOEFL Primary dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5, ... để các em được tiếp cận theo chuẩn tiếng Anh quốc tế.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo chủ điểm của từng tháng .
5. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật hòa nhập, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
5.1. Đối với trẻ khuyết tật:
- Thực hiện Kế hoạch tổ chức giáo dục người khuyết tật tại địa phương theo Luật Người khuyết tật 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật.
- Bảo đảm các điều kiện để trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục, tăng cường công tác tuyên truyền trong và ngoài nhà trường về vấn đề giáo dục hòa nhập. Nắm chắc số liệu, đặc điểm trẻ em khuyết tật trong độ tuổi tiểu học, huy động tối đa số trẻ khuyết tật học hòa nhập.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế và nhu cầu, khả năng của học sinh khuyết tật, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập phù hợp, thiết thực để đảm bảo hiệu quả, chất lượng giáo dục học sinh khuyết tật. Tăng cường tuyên truyền trong đội ngũ giáo viên về vấn đề giáo dục hòa nhập, trong đó học sinh học hòa nhập được học tập và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân; tùy theo dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật mà học sinh được miễn một phần, một số nội dung, một số môn học với mục tiêu giúp học sinh khuyết tật được tương tác cùng bạn bè, các em hòa nhập và yêu cuộc sống.
- Thường xuyên có mối liên hệ mật thiết với gia đình học sinh; trung tâm y tế xã Diễn Tân để giúp đỡ kịp thời khi trẻ gặp khó khăn.
-Tham mưu UBND xã hỗ trợ để bảo đảm quyền được học được tiếp cận đối với trẻ em khuyết tật.
5.2. Đối với trẻ em gặp khó khăn:
Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan, xây dựng kế hoạch giúp đỡ về mặt tinh thần, vật chất mọi lúc mọi nơi đặc biệt vào các dịp đầu năm học; tết Nguyên đán.
Đánh giá học sinh có hoàn cảnh khó khăn thực hiện theo quy định hiện hành; căn cứ vào mức độ đạt được so với yêu cầu cần đạt đã được điều chỉnh theo quy định ở thông tư 39/TT-BGD&ĐT ngày 29/12/2009 của BGD&ĐT về ban hành quy định hòa nhập cho trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn. Không cào bằng yêu cầu cần đạt đối với nhóm học sinh này. Xây dựng kế hoạch dạy học giáo dục phù hợp, linh hoạt với thực tế. Cần tập trung vào dạy học các môn Toán; Tiếng Việt nhằm rèn kĩ năng đọc viết tính toán cho học sinh. Không so sánh, chỉ trích học sinh. Theo dõi giúp đỡ, động viên khích lệ kịp thời từ những tiến bộ nhỏ nhất.
6. Công tác tài chính - Thống kê, kế hoạch
6.1. Công tác tài chính
- Tham mưu với Phòng GD&ĐT, UBND xã thực hiện bảo đảm mức chi tối thiểu 20% ngân sách địa phương cho GD theo quy định. Ưu tiên bố trí ngân sách địa phương thực hiện lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu của ngành GD, đề án khác đã được phê duyệt. Thực hiện các nguồn tài chính hợp pháp khác để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo quy định của BGD&ĐT. Quan tâm đầu tư, bổ sung kinh phí nâng cấp xây dưng cải tạo thư viện đáp ứng chương trình GDPT 2018.
- Thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản thu theo quy định. Bộ phận tài vụ thực hiện việc thu chi rõ ràng cập nhật kịp thời. Không thu bất cứ khoản nào ngoài quy định.
- Quản lí tốt tài chính tài sản. Chú trọng hồ sơ quản lí tài sản; Kiểm kê, khấu hao, thanh lí tài sản hàng năm theo quy định của Bộ tài chính. Thực hiện chi tiêu hợp lý, đúng kế hoạch, kiểm kê, kiểm tra định kỳ và công khai các khoản thu chi theo đúng quy định của nhà nước.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với tình hình của đơn vị trên cơ sở các văn bản pháp luật quy định.
- Nhận trả chế độ lương và phụ cấp cho CBGV đầy đủ kịp thời. Đảm bảo
cân đối giữa thu và chi, tất cả phải thực hiện theo quy định, khi làm chứng từ thu chi phải kí duyệt. Hàng tháng quyết toán các chứng từ thu, chi.
6.2. Công tác thống kê, kế hoạch
- Công tác thống kê, kế hoạch đảm bảo tính chính xác, khoa học, kịp thời, sử dụng thành thạo phần mềm trong báo cáo thống kê, trong xây dựng và quản lí kế hoạch về nhà trường, CSVC, đội ngũ.. Thực hiện tốt công tác dự báo, xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác.
7. Công tác kiểm định chất lượng và xây dựng trường chuẩn Quốc gia
- Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo tập trung huy động các nguồn lực để xây dựng, nâng cao cả về số lượng và chất lượng trường tiểu học nhằm đảm bảo hiệu quả kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
7.1 .Kiểm định chất lượng
- Tiếp tục thực hiện công tác kiểm định chất lượng cấp độ 3. Tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên về mục đích, ý nghĩa của kiểm định chất lượng giáo dục. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả công tác tự đánh giá theo đúng hướng dẫn của thông tư 17/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia với định hướng: Đánh giá đúng thực trạng, khách quan, xác định điểm mạnh, điểm yếu để cải tiến nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. .
- Tổ kiểm định chất lượng tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hồ sơ trình Phòng GD&ĐT đề nghị đoàn đánh giá ngoài về kiểm tra công nhận mức độ 3.
- Thực hiện khoa học việc lưu các loại hồ sơ của năm học 2024-2025 theo Thông tư số 17/2018/ TT- BGD&ĐT.
7.2. Xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Tích cực tham mưu với địa phương trong việc tăng cường cơ sở vật chất theo tiêu chí của TT13 đáp ứng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. Xây dựng dãy nhà 3 tầng gồm 18 phòng học, phòng hành chính, các phòng chức năng.
- Tham mưu UBND xã xây dựng nhà đa năng đáp ứng các HĐGD toàn diện cho học sinh. Từng bước xây dựng trường tiểu học tiêu biểu, điển hình từ đó nhân rộng.
- Tập trung nâng cao chất lượng về giáo viên và chất lượng giáo dục học sinh.
8. Công tác kiểm tra nội bộ trường học, công tác thi đua khen thưởng
8.1.Công tác kiểm tra nội bộ
- Thành lập ban kiểm tra nội bộ do đồng chí hiệu trưởng làm trưởng ban.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra rà soát tình hình thực tiễn và đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng trong công tác kiểm tra.
- Tăng cường tuyên truyền, quán triệt Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng.
- Thực hiện có hiệu quả công tác KTNBTH. Làm tốt công tác tự kiểm tra trên các lĩnh vực. Trong đó trọng tâm nhất là việc kiểm tra hoạt động và chất lượng dạy học tại nhà trường.
- Tăng cường kiểm tra các chuyên đề:
+ Kiểm tra về đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên: Đủ, thiếu, trình độ đào tạo, tỉ lệ đạt chuẩn, trên chuẩn; danh hiệu thi đua, GVG các cấp.
+ Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ: Kế hoạch phát triển GD; Hoạt động GD đạo đức của học sinh; Kiểm tra các hoạt động và chất lượng dạy học; Kiểm tra các hoạt động GD khác.
+ Kiểm tra việc thực hiện “ 3 công khai”
+ Kiểm tra thực hiện ứng dung công nghệ thông tin.
+ Kiểm tra công tác quản lí hành chính.
+ Kiểm tra công tác tài chính, tài sản.
+ Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo: Việc thực hiên quy chế chuyên môn; trình độ nghiệp vụ sư phạm; kết quả giảng dạy.
- 100 % GV được kiểm tra chuyên đề. Tất cả các khối tổ, các bộ phận đều được kiểm tra.
- Thông qua kiểm tra, đánh giá đúng thực chất các hoạt động của nhà trường và năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Sau kiểm tra tư vấn, uốn nắn, bổ sung kịp thời những sai sót hạn chế, đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý điều chỉnh, bổ sung các chính sách quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục. Thông qua kiểm tra phát hiện, biểu dương và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến.
8.2.Công tác thi đua khen thưởng
- Kiện toàn hội đồng thi đua của nhà trường; thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo đúng các văn bản chỉ đạo. Tổ chức phổ biến nội dung đăng ký thi đua, hướng dẫn công tác thi đua để cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký thi đua đúng quy định.
- Nội dung và hình thức tổ chức các đợt thi đua sẽ được lập kế hoạch ngay từ đầu năm và triển khai cho các bộ phận, các cá nhân phụ trách để chủ động trong việc thực hiện (Thi đua thường xuyên, thi đua theo đợt, theo chủ điểm tháng, chủ đề năm học)
- Xây dựng đề án công tác thi đua nội bộ với các nội dung sát thực với các hoạt động trọng tâm trong nhà trường;
- Thực hiện quy định của Luật thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn của ngành. Mỗi năm học thực hiện bình xét danh hiệu thi đua 1 lần vào cuối năm học. Khi kết thúc mỗi đợt thi đua, có thể xem xét khen thưởng cho những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. Thực hiện cơ chế khen thưởng phù hợp với điều kiện kinh tế của nhà trường.
9. Công tác thư viện và phát triển văn hóa đọc
- Tiếp tục vận dụng triển khai mô hình thư viện thân thiện phù hợp với điều kiện thực tế một cách linh hoạt và hiệu quả theo Công văn 430/BGDĐT-GDTH ngày 30/01/2019; không áp đặt máy móc nhằm hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học, tự nghiên cứu và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
- Rà soát, đánh giá thư viện theo quy định và chủ động triển khai hiệu quả, thiết thực các hoạt động thư viện, hoạt động khuyến đọc; sắp xếp bố trí nhân viên thư viện đúng chuyên môn làm công tác thiết lập và vận hành thư viện; Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên và nhân viên thư viện về công tác tổ chức hoạt động đọc cho học sinh; xây dựng thời khóa biểu dành cho tiết đọc thư viện đưa vào trong kế hoạch giáo dục nhà trường; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, học liệu và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động thư viện, đặc biệt là phát triển thư viện số, thư viện trực tuyến; huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
- Xây dựng mô hình thư viện thân thiện phù hợp với điều kiện thực tế. Triển khai hiệu quả các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT nhằm tiếp tục củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động thư viện trong nhà trường, trong đó bảo đảm thư viện lưu trữ sách giáo khoa để sử dụng lâu dài và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách báo, tài liệu tham khảo để xây dựng và sử dụng hiệu quả thư viện lớp học, thư viện trường học; tổ chức các hoạt động giáo dục tại thư viện nhằm phát huy tốt công năng của thư viện và phát triển văn hóa đọc cho học sinh, góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Triển khai mô hình Thư viện thân thiện phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hóa đọc: Giới thiệu những quyển sách hay trong các tiết dưới cờ; phát động sâu rộng trong học sinh các lớp tham gia các cuộc thi phong trào: Đại sứ văn hóa đọc, quyển sách tôi yêu,... Tiếp tục tổ chức các cuộc thi quay video, giới thiệu sách nhằm mang đến sân chơi hấp dẫn, thú vị, tránh đơn điệu, nhàm chán, GVBM, GVCN,... tổ chức tốt các
tiết đọc thư viện để hình thành dần thói quen đọc sách ở học sinh.
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng
Ngày sách Việt Nam và
Ngày văn hóa đọc với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú để tôn vinh giá trị của sách, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách đến học sinh: thi trưng bày và giới thiệu gian sách; sân khấu hóa các câu chuyện….
10. Công tác phổ cập
- Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.
- Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học trên địa bàn xã Diễn Tân năm 2024; thực hiện quy trình điều tra, tự kiểm tra và kiểm tra công nhận đơn vị xã Diễn Tân đạt chuẩn PCGDTH theo quy định.
- Chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phối hợp tốt với trường mầm non và trường THCS: kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xây dựng kế hoạch PCGDTH.
- Tổ chức tập huấn điều tra, phúc tra, nhập số liệu vào hệ thống; hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ PCGDTH đặc biệt là đối với những cán bộ điều tra lần đầu.
- Các tổ tiến hành điều tra, nhập liệu cam kết đảm bảo tính chính xác. Chịu trách nhiệm về kêt quả điều tra.
- Tập trung các nguồn lực để củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng PCGDTH, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông; huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1; 99 % trở lên trẻ 11 tuổi HTCTTH.
- Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục bền vững PCGDTH mức độ 3
11. Tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo và giáo dục kĩ năng công dân số
a) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” phù hợp với kế hoạch, đề án triển khai thực hiện tại địa phương. Chủ động tham mưu UBND xã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; phối hợp tập huấn khai thác, sử dụng cho đội ngũ giáo viên bảo đảm tỉ trọng nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến (tổ chức các tiết dạy học, các hoạt động giáo dục, tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên môn... bằng hình thức trực tuyến) Khuyến khích các lớp có điều kiện thuận lợi thực hiện phương thức dạy học trực tuyến phù hợp đối với một số môn học, hoạt động giáo dục nhằm tạo cơ hội cho học sinh được kết nối. Chuẩn bị các phương án sẵn sàng đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức dạy học trực tiếp.
Tổ chức thực hiện thí điểm một số nội dung chuyển đổi số ( Quản lý hồ sơ chuyên môn trên môi trường số) theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin; bồi dưỡng đội ngũ về kĩ năng công nghệ thông tin sẵn sàng triển khai thực hiện các nội dung cụ thể về chuyển đổi số theo kế hoạch.
b) Triển khai thực hiện đưa nội dung giáo dục kĩ năng công dân số vào giảng dạy ở cấp tiểu học
Triển khai thực hiện đưa nội dung giáo dục kĩ năng công dân số vào giảng dạy thông qua dạy học môn Tin học, tích hợp giáo dục kĩ năng công dân số thông qua tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
c) Triển khai Học bạ số
Thực hiện triển khai Học bạ số từ năm học 2024-2025 theo hướng dẫn của Bộ GDĐT và thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo.
12. Các hoạt động giáo dục khác
12.1. Công tác y tế trường học
- Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh trường, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể tuyên truyền để đảm bảo tỉ lệ 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế.
- Đảm bảo khám sức khỏe định kỳ cho học sinh nhằm phát hiện và can thiệp sớm các bệnh về học đường.
- Thực hiện tốt công tác giáo dục sức khỏe thông qua các hoạt động trong ngày. Tăng cường việc giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh môi trường xung quanh, phòng chống dịch bệnh theo mùa, đặc biệt làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh theo mùa, tiếp tục tuyên truyên để phụ huynh và học sinh thực hiện tốt công tác tiêm phòng dịch.
12.2. Lao động vệ sinh; xây dựng cảnh quan môi trường
- Thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “ Chung tay xây dựng trường học hạnh phúc”, tổ chức cho học sinh lao động hình thành ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh chung, tạo môi trường thân thiện, xanh, sạch , đẹp, an toàn.
- Trồng, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong nhà trường. Tham gia lao động, vệ sinh Đài tưởng niệm liệt sỹ xã Diễn Tân.
- Hướng dẫn học sinh tạo không gian lớp học sạch sẽ, thoáng mát, có cây xanh bằng cách trang trí các ô cửa hoặc góc lớp, hành lang lớp bằng những chậu cây xanh nhỏ. Đặc biệt là những cây xanh có khả năng khử mùi trong phòng. Thường xuyên quét dọn, lau chùi sàn nhà, cửa sổ, hành lang lớp học.
- Huy động sự tự đầu tư của phụ huynh học sinh trong việc xây dựng phòng học 5 năm.
12.3. Công tác tâm lý học đường
- Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của cấp trên, ngay từ đầu năm học thành lập tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh, gồm các thành viên: đại diện Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên y tế, Tổng phụ trách, đại diện cha mẹ học sinh, một số học sinh là cán bộ lớp, Liên Đội. Các giáo viên được lựa chọn vào Tổ tư vấn là các khối trưởng có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, kỹ năng giao tiếp tốt, có lòng yêu trẻ và được sự tín nhiệm của học sinh, phụ huynh.
- Quán triệt nghiêm túc trong các thành viên Tổ tư vấn về mục đích, nguyên tắc thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý học sinh. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và phân công giáo viên tổng phụ trách làm thường trực tư vấn tâm lý cho học sinh tại phòng tham vấn.
- Phối hợp các cá nhân, đoàn thể liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng bên ngoài nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học sinh, nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh học sinh và cộng đồng về công tác tư vấn tâm lý học đường nói riêng và tư vấn tâm lý nói chung.
12.4. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
- Tuyên truyền sâu rộng về Luật phòng cháy, chữa cháy (số27/2001/QH10 ngày 29/6/2001), Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Thông tư 04/2004/TT-BCA ngày 31/03/2004 của Bộ Công an về hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ- CP, Chỉ thị số 1634/CT-TTg, ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trọng tâm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, đặc biệt là với lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về công tác phòng cháy chữa cháy.
- Tham gia tập huấn nghiệp vụ PCCC do công an huyện tổ chức. Thường xuyên kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy. Thực hiện vận dụng hiệu quả phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ,lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ để đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng lực lượng PCCC, phương án PCCC tại nhà trường.
- Phối hợp với công an và đoàn xã Diễn Tân tổ chức các buổi tập huấn cho học sinh toàn trường về PCCC; phòng chống tai nạn thương tích; đuối nước; phòng tránh bị xâm hại; tệ nạn xã hội; phòng chống dịch bệnh; an toàn vệ sinh thựcphẩm....
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức tốt các HĐGDNGLL để rèn luyện các kĩ năng mềm cho học sinh.
- Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra nội bộ về chuyên đề an ninh trường học.
12.5. Công tác dân chủ cơ sở
- Nhà trường phối hợp với Công đoàn tổ chức triển khai, quán triệt Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường cho tất cả cán bộ, công chức tại đơn vị mình.
-Tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập quy chế dân chủ qua đó giúp cho cán bộ, giáo viên hiểu rõ quyền hạn nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong nhà trường.
-Thực hiện nghiêm túc các quy định về quy chế dân chủ trường học, phát huy tối đa tính tự chủ, sáng tạo của nhà giáo và tạo môi trường thuận lợi để mỗi cá nhân, tổ chức tham gia tích cực vào sự phát triển của đơn vị. Thực hiện tốt các quy định về công khai theo TT 36
12.6. Công tác phòng chống tham nhũng
Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của Luật phòng chống tham nhũng, Nghị quyết số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và các biện pháp thi hành Luật phòng chống tham nhũng, các Chỉ thị, Nghị Quyết của Trung ương và các văn bản chỉ đạo của tỉnh Nghệ An về phòng chống tham nhũng.
Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của tập thể và cá nhân nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên chức, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, góp phần phòng chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí.
12.7. Công tác dân vận chính quyền.
Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB, GV, NV) trong toàn ngành về công tác Dân vận chính quyền trong tình hình mới.
Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường nghiên cứu học tập bài báo “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức thực hành “Dân vận khéo”, “Dân vận chính quyền” để tạo sự chuyển biến rõ nét trong lề lối làm việc, trong tiếp xúc với dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
Đổi mới phương thức hoạt động theo hướng “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với nhân dân”, khắc phục những biểu hiện thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu, gây khó khăn phiền cho học sinh, nhân dân và các tổ chức; ngăn chặn, xử lí nghiêm thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm với học sinh và nhân dân. Công tác Dân vận phải thật sự góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục của nhà trường.
12.8. Công tác cải cách hành chính
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dạy, người học, cho nhân dân; tăng cường công tác kiểm tra thực hiện cải cách hành chính, thực thi công vụ trong đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện cải cách hành chính gắn với công tác Dân vận chính quyền và Quy chế Dân chủ cơ sở; thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo hướng hiện đại tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Nghệ An”; tăng cường trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong thực thi công vụ, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
12.9 Công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lí và dạy học, giáo dục
- Khai thác hết các ứng dụng trên các phần mềm Misa, Vnedu, cơ sở dữ liệu ngành; CBCCV tỉnh Nghệ An; phổ cập GDXMC..
- Khai thác hiệu quả phòng vi tính, các thiết bị CNTT trong giảng dạy và trong kiểm tra đánh giá. Đặc biệt giáo viên cần tập trung khai thác hiệu quả sách điện tử và dữ liệu trên hành trang số và các Website của các nhà xuất bản.
- Khai thác hiệu quả Websit Trường học kết nối nhằm đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ. Động viên giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn qua mạng thông tin trực tuyến, “Trường học kết nối”.
- Triển khai khai thác hiệu quả các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến như Zoom, LMS…. Trong dạy học trực tuyến và các ứng dụng trên google để hỗ trợ cho việc thiết kế phiếu bài tập online…
12.10. Công tác Pháp chế, giáo dục Pháp luật trong nhà trường
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- Tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tham gia nghiêm túc các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do cơ quan cấp trên tổ chức, tổ chức “Ngày pháp luật” tại đơn vị có hiệu quả.
- Bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Chú trọng làm tốt công tác công khai và tự kiểm tra trong trường học; tổ chức bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, về ý thức trách nhiệm công dân nhằm góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, nếp sống văn hoá, cho giáo viên và học sinh để không có hiện tượng giáo viên, học sinh vi phạm pháp luật.
- Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong nhà trường và phòng chống tác động tiêu cực của trò chơi trực tuyến và mạng xã hội đối với học sinh.
+ Hàng tuần, vào thứ hai chào cờ và nhân các dịp sinh hoạt tập thể, nhà trường đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông một cách thường xuyên, nhằm nâng cao ý thức của học sinh khi tham gia giao thông.
+ Tổ chức công tác tuyên truyền các văn bản của Đảng, nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp liên quan ANTT; những quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội, luật ATGT; nội quy, quy định của nhà trường về công tác bảo vệ ANTT...nhằm nâng cao ý thức chấp hành trong cán bộ, giáo viên và học sinh.
+ Thực hiện tốt giáo dục lồng ghép an ninh quốc phòng trong trường Tiểu học.
12.11. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư
Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, phòng chống tệ nạn. Bố trí phòng tiếp dân, có nội quy và có sổ theo dõi tiếp dân, phân công lịch cán bộ tiếp dân
Xây dựng tập thể đoàn kết, không để xảy ra tình trạng đơn thư vượt cấp.
12.12.. Hoạt động chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học
Tiếp tục triển khai thực hiện dự án VOB về hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp từ học Mầm non lên Tiểu học, tổ chức cho học sinh 5 tuổi tham quan trải nghiệm các hoạt động tại trường tiểu học; Phối hợp cùng trường Mầm non tổ chức họp phụ huynh chuẩn bị cho tốt cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
12.13. Thi đua - khen thưởng
Phát động và tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả góp phần tạo sự chuyển biến trong toàn ngành hướng đến đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong việc thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục tại địa phương gắn với phong trảo thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý giảng dạy và học tập” của Ngành giáo dục giai đoạn 2020-2025.
- Phối hợp với Công đoàn phát động phong trào thi đua phù hợp đạt được mục tiêu đã đề ra cho từng thời điểm, giai đọan.
- Tập trung xây dựng đề án công tác thi đua nội bộ theo hướng giao khoán các đầu việc và lượng hóa thành điểm số để xếp theo vị thứ hàng dọc, nhằm đánh giá đúng đối với công lao đóng góp của mỗi CBGV vào thành tích chung của nhà trường và tạo được khí thế thi đua trong đơn vị. Mặt khác hạn chế dần tư tưởng làm việc bình quân chủ nghĩa, ỷ lại trong cán bộ giáo viên.
- Khen thưởng kịp thời cá nhân, tập thể tích cực và có biện pháp hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Các đợt thi đua trong năm học gồm:thi đua lập thành tích chào mừng nhân các ngày lễ như: 20/11; 22/12; 03/2; 26/3;15/5
12.14 Các cuộc thi và các hoạt động giao lưu trong năm học 2024-2025
* Đối với giáo viên:
- Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; cấp huyện.
* Đối với học sinh:
- Thi giới thiệu về các quyển sách hay
- Thi kể chuyện theo chủ đề, thi vẽ tranh,
- An toàn giao thông dành cho học sinh khối 3;4,5;
- Văn toán tuổi thơ
- Thi “Vở sạch- chữ đẹp”
- Thi nhảy cha cha, trò chơi dân gian
- Tổ chức, tham gia hội khỏe phù đổng cấp trường;
- Thi Tin học trẻ các cấp
Ngoài ra nhà trường
khuyến khích học sinh tự nguyện tham gia các sân chơi: Cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ; IOE; Trạng nguyên Tiếng Việt; Trạng nguyên Toàn Tài; Giải Toán qua mạng; English Challenge do Đài phát thanh truyền hình Nghệ An tổ chức; cuộc thi TOEFL PRIMARY dành cho học sinh tiểu học tại Nghệ An;CLB tạp chí Toán Tuổi Thơ
và các báo nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đáp ứng yêu của Chương trình GDPT cấp tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hiệu trưởng: Nguyễn Văn Siếu
Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện tất cả các hoạt động trong nhà trường; chịu trách nhiệm chính về công tác chính trị tư tưởng, tham mưu, quản lý chuyên môn, hành chính, tài chính, tài sản, thi đua khen thưởng, đánh giá, xếp loại CBGV; kiểm định chất lượng; các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành, kiểm tra nội bộ và công tác tổ chức trong nhà trường. Công tác đội ngũ.
Phụ trách công tác giáo dục pháp luật; ANQP; công tác tư vấn tâm lý học đường; công tác bồi dưỡng đội ngũ, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả công việc; quản trị viên các phần mềm cơ sở dữ liệu, Vnedu.vn
2. Phó Hiệu trưởng: Lê Thị Phương
- Tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên công tác tự bồi dưỡng, bồi dưỡng chuyên môn của tổ khối, giáo viên.
- Chủ trì xây dựng quy chế chuyên môn. Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nhà trường bám theo Quy chế chuyên môn đã xây dựng.
- Kiểm tra, giám sát, tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác đánh giá việc triển khai Kế hoạch giáo dục nhà trường, Kế hoạch giáo dục môn học, hoạt động giáo dục khối lớp của các tổ chuyên môn, của mỗi giáo viên, công tác kiểm định chất lượng.
- Phụ trách công tác Phổ cập giáo dục, sáng kiến kinh nghiệm, Công tác chữ thập đỏ, thư viện, thiết bị, công tác vệ sinh môi trường, bồn hoa, cây cảnh, y tế học đường, công tác bồi dưỡng GV, theo dõi ngày công, phân công GV dạy thay.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
3. Đối với tổ trưởng tổ chuyên môn
- Tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng Kế hoạch giáo dục môn học, hoạt động giáo dục khối lớp của tổ chuyên môn.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên công tác tự bồi dưỡng, bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên trong tổ.
- Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn của tổ khối bám theo Quy chế chuyên môn đã xây dựng.
- Kiểm tra, giám sát, tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác đánh giá giáo viên trong tổ khối.
4. Tổng phụ trách Đội
- Tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể, câu lạc bộ…
- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, các lực lượng giáo dục khác tổ chức các các động Đội, Sao nhi đồng, trọng tâm là các hoạt động rèn kỹ năng sống cho học sinh….
5. Giáo viên chủ nhiệm
- Triển khai, thực hiện giảng dạy các môn học theo chỉ đạo của Hiệu trưởng.
- Xây dựng kế hoạch cá nhân, thời khóa biểu cụ thể cho lớp mình quản lí.
- Phối hợp với tổng phụ trách đội tổ chức, triển khai các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá…
- Thực hiện và chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học.
- Kịp thời tham mưu, báo cáo những vướng mắc bất cập trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục tại lớp mình phụ trách.
6. Giáo viên phụ trách môn học
- Triển khai, thực hiện giảng dạy môn học theo chỉ đạo của Hiệu trưởng.
- Xây dựng kế hoạch cá nhân, phối hợp GVCN lớp xây dựng thời khóa biểu..
- Phối hợp với GVCN, tổng phụ trách đội tổ chức, triển khai các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá…
- Thực hiện và chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn. Đổi mới phương pháp dạy học. Phối kết hợp chặt chẽ với GVCN trong công tác quản lý, giáo dục học sinh….
- Kịp thời tham mưu, báo cáo những vướng mắc bất cập trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục tại các lớp mình giảng dạy bộ môn
7. Nhân viên
- Xây dựng kế hoạch cá nhân, triển khai, thực hiện nhiệm vụ của bản thân theo sự phân công của Hiệu trưởng; chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế làm việc của nhà trường…
- Phối kết hợp chặt chẽ với tổ chức, cá nhân trong nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Trên đây là Kế hoạch giáo dục năm học 2024-2025 của trường Tiểu học Diễn Tân. Căn cứ các nội dung trong kế hoạch, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường nghiêm túc triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị có ý kiến kịp thời về hiệu trưởng nhà trường để được hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT Diễn Châu;
- Phó hiệu trưởng;
- Tổ trưởng, tổ phó CM;
- Chủ tịch CĐ(để phối hợp);
- Lưu VP. |
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Văn Siếu |
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………….......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Diễn Châu, ngày …….. tháng 9 năm 2024
TRƯỞNG PHÒNG
CHỦ TỊCH HĐT
Nguyễn Văn Siếu
Đăng ký thành viên